Trong nhiều năm trở lại đây, tuyết nhân tạo được sử dụng ngày một phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là ngành trang trí nội thất, công nghiệp điện ảnh và lĩnh vực trượt băng. Cùng Kho lạnh Nguyễn Hoàng khám phá công nghệ tạo ra tuyết cũng như ứng dụng của loại vật liệu đặc biệt này qua bài viết sau đây.
Tuyết nhân tạo là gì?
Tuyết nhân tạo là một loại hợp chất Polymer có khả năng hấp thụ nước rất kỳ diệu. Hợp chất này có thể làm nước biến thành một dạng tinh thể mịn màu trắng giống như tinh thể tuyết.
Tuyết nhân tạo được đánh giá cao về độ an toàn với sức khỏe con người và môi trường tự nhiên. Không độc hại, tạo hình dễ… là những lý do giúp cho sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trong nhiều bối cảnh khác nhau của cuộc sống con người.
Tuyết nhân tạo làm từ gì?
Bột tuyết nhân tạo được làm từ một hợp chất có tên Natri Polyacrylate, có màu trắng và độ trong nhất định. Loại bột này không tan chảy khi gặp nhiệt độ cao, chỉ hấp thụ nước để tạo ra sản phẩm là tuyết.
Bên cạnh đó, hiện nay đã có một dạng tuyết nhân tạo mới, được làm từ tinh bột khoai tây, tinh bột ngô và tinh bột tảo biển. Loại tinh bột tạo ra tuyết này có khả năng tự phân hủy cao nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định về tính chất mô phỏng so với tuyết thật. Các nhà khoa học đang nghiên cứu để cải tiến loại vật liệu đặc biệt này một cách chân thật hơn.
Công nghệ làm tuyết nhân tạo
Công nghệ làm tuyết nhân tạo có thể được thực hiện theo các cách sau:
Phương thức thủ công
Tuyết có thể được tạo ra với công thức pha trộn thủ công đơn giản trong thời gian ngắn. Chỉ cần cho bột tuyết vào nước, các phản ứng sẽ tự phát sinh và tạo ra sản phẩm là những tinh thể tuyết lông trắng trông gần như tuyết tự nhiên.
Cách làm như sau:
- Đem 1gr bột tuyết trộn vào 25ml nước lọc tinh khiết.
- Khi phản ứng đã xảy ra hết, chạm tay vào sản phẩm thấy giống như chạm vào tuyết thật.
- Khi để nước bay hơi hết, thành phẩm lại là bột trắng ban đầu.
Công nghệ hiện đại
Trong những trường hợp cần tuyết nhân tạo với số lượng lớn và không gian rộng, sẽ cần sử dụng công nghệ làm tuyết mạnh mẽ hơn. Hiện tại, hầu hết các sản phẩm tuyết nhân tạo đều dùng nòng pháo tạo tuyết để thực hiện.
Theo đó, quy trình tạo ra tuyết theo công nghệ hiện đại như sau:
- Nòng pháo tạo tuyết phun nước trước luồng khí nén với áp suất cao. Khí nén cùng vòi phun chuyên dụng được dùng để bắn các giọt chất lỏng siêu nhỏ vào không khí. Đồng thời dưới nhiệt độ thấp, các giọt này bị đóng thành băng trước khi rơi xuống mặt đất.
- Điều kiện đóng băng: Khi nhiệt độ ở mức -4 độ C, độ ẩm có thể ở khoảng 80%; khi nhiệt độ ở mức -1 độ C, độ ẩm phải ở khoảng 30%.
Sự khác nhau giữa tuyết nhân tạo và tuyết thật
Tuyết tự nhiên và tuyết nhân tạo tuy có những điểm chung về đặc điểm, công dụng… nhưng vẫn có những khác biệt nhất định. Sự khác nhau thể hiện ở một số khía cạnh được thể hiện qua bảng sau:
Tuyết nhân tạo | Tuyết tự nhiên | |
Độ cứng | Độ cứng cao hơn | Có độ mềm xốp hơn |
Cấu trúc | Gồm hàng tỷ quả cầu băng nhỏ | Cấu trúc sáu cạnh đặc trưng của bông tuyết |
Cảm giác khi chạm vào | Cứng và lạnh | Nhẹ nhàng không trọng lượng |
Tầm nhìn trong tự nhiên | Là sản phẩm do con người làm ra nên có độ cứng và lạnh nhất định. Nếu va chạm có thể tạo ra tác động lớn hơn tuyết tự nhiên | Có độ trong và khả năng tạo ra ánh sáng mờ. Không ảnh hưởng nhiều tới tầm nhìn của con người khi rơi với lượng vừa phải. |
Khả năng đóng băng | Đóng băng nhanh chóng dưới các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và các tác động thích hợp. | Đóng băng từ từ, là kết quả của quá trình kết tủa tinh thể nước đá dưới áp suất không khí của trái đất. |
Ứng dụng tuyết nhân tạo trong cuộc sống
Hiện nay, tuyết nhân tạo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong thể thao
Với sự biến đổi khí hậu như hiện nay, việc sử dụng tuyết nhân tạo để duy trì các sự kiện thể thao yêu cầu điều kiện thời tiết lạnh có tuyết là cần thiết. Đơn cử như Thế vận hội mùa đông năm 2022, Trung Quốc đã đưa tuyết nhân tạo vào “đường đua trắng”, tạo ra một kỳ thi đấu mãn nhãn cho các vận động viên và khán giả.
Bên cạnh đó, các bộ môn như trượt tuyết, trượt băng nghệ thuật, khúc côn cầu… cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực từ sản phẩm tuyết nhân tạo. Giúp người chơi có những trải nghiệm an toàn và ưu việt hơn với băng tuyết.
Trong trang trí
Trong các dịp lễ Tết như Giáng sinh, Ông già Noel thì tuyết là những biểu tượng không thể thiếu. Ở những quốc gia nhiệt đới, khi du nhập văn hóa phương Tây việc có tuyết nhân tạo đã đem lại cho người dân những trải nghiệm chân thật hơn với dịp lễ này.
Trong điện ảnh
Các bộ phim điện ảnh được quay dưới trời tuyết trong nhiều bối cảnh khác nhau. Tạo nên những hiệu ứng khác biệt cho người xem, giúp thể hiện được vẻ đẹp huyền ảo của trời đông. Đồng thời, khắc họa được những nhiệm vụ đặc biệt của phân cảnh trong phim.
Bài viết trên đây vừa chia sẻ với các bạn những nội dung cơ bản nhất về tuyết nhân tạo. Mong rằng qua bài viết này từ Nguyễn Hoàng, bạn đã hiểu được tuyết nhân tạo là gì, công nghệ tạo ra tuyết cũng như ứng dụng của loại vật liệu đặc biệt này!